THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VUI
Có rất nhiều thí nghiệm hóa học vui mà ta có thể dễ dàng thực hiện với các hóa chất thông dụng trong phòng thí nghiệm.
1. Dung dịch phát quang màu đỏBạn hãy cho khí clo sục từ từ vào dung dịch chứa 10 gam NaOH và 30ml H2O2 3% trong 100ml nước. Khi đó sẽ xảy ra phản ứng:
Cl2 + H2O2 -> 2HCl + O2
Oxi sinh ra trong phản ứng luôn luôn ở trạng thái kích thích và phát ra ánh sang màu đỏ. Nếu bạn muốn có một không gian sáng tỏ, bạn chỉ việc hướng dòng khí clo lên bề mặt dung dịch.
2. Dung dịch huỳnh quangLấy một ít lá xanh bất kỳ ngâm vào rượu để chiết lấy diệp lục tố, lọc lấy dung dịch và bảo quản trong bóng tối. Ban đêm dưới tác dụng của một chùm ánh sáng trắng, dung dịch này sẽ phát ra ánh sáng màu đỏ.
3. Dung dịch phát sáng trong bóng tốiLấy 1 gam hidroquinon và 5 gam potat hòa tan trong 40ml dung dịch fomandehit 10% đổ vào trong bình lớn hơn 1 lít và đặt ở nhiệt độ phòng.
Khi mắt đã quen với bong tối thì thêm 15ml dung dịch hidropeoxit H2O2. Trong bình sủi bọt và xuất hiện ánh sáng màu vàng.
Sự phát quang ở đây là do hidroquinon bị oxi hóa bằng H2O2 trong môi trường kiềm. Năng lượng thoát ra hầu như hoàn toàn chuyển thành ánh sáng, một phần phát ra dưới dạng nhiệt và làm cho fomandehit bốc hơi (do đó không nên đậy bình).
4. Chiếc bình phát sángTrộn 200 gam K2SO4 với 81,5 gam Na2SO4, đổ một ít nước nóng vào hỗn hợp đến khi tất cả các tinh thể muối đều tan. Để nguội dung dịch trong phòng tối.
Sau khi nguội, trong dung dịch kết tinh khá nhiều tinh thể muối mới và sự tạo thành mỗi tinh thể kèm theo sự phát sáng. Những tia sáng yếu xuất hiện ngay từ nhiệt độ 600C, sau đó trở nên sáng hơn và cuối cùng xuất hiện như một trận mưa các tia sáng màu xanh lam nhạt (thời gian này phải đợi khá lâu, khoảng 1,5h). Đôi khi những tia sáng hình như nhảy từ thành bình bên này sang thành bình bên kia. Ghé tai vào thành bình, bạn sẽ nghe thấy những tiếng lép bép nhỏ như “cơn giông tố trong thế giới vi mô”.
Khi sự phát sáng ngừng, ta có thể tạo lại một lần nữa bằng cách lắc bình hay dùng đũa thủy tinh đảo các tinh thể muối dưới chất lỏng.
Trong thí nghiệm này, sự phát sáng có liên quan tới quá trình hóa học: Sự tạo thành muối kép 2K2SO4.Na2SO4.10H2O và quá trình kết tinh của nó.
5. Trứng không vỏNguyên liệu:Vài quả trứng; giấm trắng; một hũ chứa vừa đủ cho những quả trứng và có nắp đậy cùng một cái muỗng lớn.
Cách làm:
- Đặt quả trứng vào hũ chứa, tránh không để cho những quả trứng chạm nhau.
- Cho vừa đủ giấm ăn vào hũ ngập trứng. lưu ý những bọt nhỏ li ti xuất hiện bao xung quanh quả trứng. Đậy nắp hũ chứa và cho vào tủ lạnh, để trong 24 giờ.
- Dùng muỗng lớn vớt những quả trứng ra. Hãy thực hiện cẩn thận – vì vỏ trứng đã hòa tan vào giấm nên trứng rất mỏng manh dễ vỡ.
- Cẩn thận đổ bỏ nước giấm cũ. Đặt quả trứng trở lại hũ và cho dung dịch giấm mới vào. Để hũ chứa vào tủ lạnh trong khoảng 24 giờ.
- Lấy những quả trứng ra, để ráo. Nếu trứng bị vỡ thì hãy bỏ quả trứng đó đi.
- Bạn đã có những quả trứng không vỏ, trong mờ với vỏ trứng bao bên ngoài rất mềm dẻo chứ không còn cứng như trước nữa.
Hướng dẫn:Khi ngâm quả trứng vào giấm ăn, vỏ trứng hòa tan vào dung dịch. Giấm ăn có chứa axit acetic có thể phá vỡ tinh thể calcium và carbonate rắn hình thành nên vỏ trứng tạo thành calcium và carbonate riêng lẻ. Các ion calcium hòa tan trong dung dịch trong khi carbonate chuyển thành carbon dioxide – chính là những bọt bong bong mà bạn đã quan sát thấy xung quanh vỏ trứng.
Ngoài ra, có thể dùng sodium bicarbonate cũng là một dung dịch có tính kiềm thay cho giấm ăn.