1. Tư duy đột phá: Đừng giải quyết vấn đề bằng chính cái tư duy đã tạo ra nó
Người kiên trì không lặp lại sai lầm trong quá khứ. Họ thừa nhận nguyên nhân thất bại và dành thời gian chiêm nghiệm để học hỏi từ chính những sai lầm của mình.
2. Quản lý cảm xúc của mình
Những người có ý chí bền bỉ thường có vẻ ngoài hoạt bát và lạc quan. Họ thường nhắc nhở bản thân rằng khó khăn chỉ mang tính tạm thời, họ đã và sẽ tiếp tục vượt qua các chướng ngại ấy bằng cách tập trung và đề cao những điều mình có thể học được.
3. Hãy gan lì, bền bỉ
Người kiên trì thường đối mặt với nỗi sợ và tự tạo cho mình thái độ thích ứng tốt với hoàn cảnh; nhờ vậy họ có thể tập trung vào các giải pháp, ngay cả trong những thời điểm tồi tệ nhất. Tình hình càng xấu bao nhiêu thì họ càng mạnh mẽ bấy nhiêu
4. Không ngừng phát triển
Khi chúng ta cao lớn hơn các thử thách hay vấn đề của mình, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, dễ thở hơn. Người kiên trì luôn biết cách học hỏi không ngừng để trở nên dũng cảm, can trường hơn. Họ ý thức rất rõ chất lượng cuộc sống của chúng ta không được quyết định bởi các yếu tố bên ngoài, mà được định hình từ chính các yếu tố bên trong.
5. Luôn sẵn sàng
Người kiên trì giữ mình bận rộn với việc tìm kiểm giải pháp thay vì để cho đầu óc bị tê liệt bởi các ý nghĩ tiêu cực. Họ liên tục lên kế hoạch cho tương lai, thậm chí khi mọi thứ không có chút triển vọng nào.
6. Đứng lên sau thất bại
Thất bại không phải là bị vấp ngã mà là từ chối đứng dậy sau mỗi cú ngã. Người kiên trì có khả năng thích nghi rất tốt với hoàn cảnh và không bao giờ bỏ cuộc
7. Động viên bản thân
Người kiên trì tin vào chính mình. Họ làm việc chăm chỉ và tự khích lệ bản thân bằng các thành quả dù là bé nhất.
8. Hãy hào phóng
Những ai kiên trì luôn dành sự quan tâm của mình cho người khác, bất kể thời cuộc có khó khăn đến chừng nào. Có thể, chính sự quên mình này đã giúp họ khám phá ra sức mạnh tiềm ẩn của bản thân.
9. Chú trọng các mối quan hệ
Người kiên trì rất chú trọng các mối quan hệ của mình. Chính các mối quan hệ thân thiết, bền chặt sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp họ vượt qua khủng hoảng.
10. Nuôi dưỡng mục đích sống
Người kiên trì luôn hướng đến ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Họ suy tư và tự tìm lấy cho mình một mục đích sống rõ ràng, thứ giúp họ nhìn nhận cuộc đời mình từ một góc nhìn rộng lớn hơn.
Để tồn tại trước sóng gió ta cần phải có đức tính kiên trì. Điều này đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến sự hỗn độn trong cuộc sống , lắng nghe cảm xúc của chính mình và sẵn sàng học hỏi từ những cả thành công lẫn thất bại.
Về bản chất, con người thường ngại thay đổi, nhất là khi sự thay đổi đến dưới dạng nghịch cảnh hay thách thức. Tuy nhiên, thay đổi là điều không thể tránh khỏi, việc phát triển và nuôi dưỡng tính kiên trì không chỉ giúp chúng ta đón nhận thay đổi theo cách tích cực nhất, mà còn giúp ta học hỏi, phát triển không ngừng qua những trải nghiệm trong công việc và cuộc sống.
Kiên trì là khả năng đương đầu với căng thẳng và nghịch cảnh. Đức tính này xuất phát từ niềm tin tuyệt đối vào bản thân, và đồng thời vào một phần vĩ đại tồn tại trong mỗi con người.
Kiên trì không phải là đức tính bẩm sinh; bất kì ai cũng có thể học và rèn luyện đức tính quý giá này thông qua các phương pháp tư duy và điều chỉnh hành vi.